Hiện tượng thấm dột trần nhà là một hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở các công trình xây dựng, nhà ở. Biểu hiện của việc trần nhà bị thấm dột là trên trần xuất hiện những vệt ố vàng, bị ngả màu, có những vết rạn nứt chân chim, có thể bị đọng nước và nhỏ giọt xuống dưới.
Khi trần nhà bị thấm không nhưng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của cả ngôi nhà mà còn có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của gia đình khi trần nhà xuất hiện rêu mốc, bị giọt nước. Chính vì vậy cần phải có phương pháp và cách xử lý chống thấm trần nhà kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình và kết cấu của cả ngôi nhà.
Để có cách chống thấm trần nhà hiệu quả thì ta cần phải xác định rõ nguyên nhân bị thấm dột là do đâu để sau đó có phương án chống thấm hợp lý.
Một số nguyên nhân chính làm trần nhà bị thấm:
- Một ít nước bị đọng trên mái nhà, một khe nút giữa khuôn cửa và tường, hay đơn giản hơn chỉ là một mối nối của đinh vít lợp mái tôn cũng là nguyên căn xảy ra thấm tường, ẩm mốc.
- Do các vật liệu xây dựng và hoàn thiện đều có những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt, qua thời gian sử dụng và sự khắc ngiệt của thời tiết, có thể lắm, từ những lỗ nhỏ li ti ấy sẽ là khởi đầu của tình trạng thấm dột.
- Do các vết nứt, lỗ hở, hoặc trần đã cũ.
Một số giải pháp khi trần nhà bị thấm:
- Đối với trường hợp trần nhà bị thấm dột ở mức vừa phải, hiện tượng ố vàng, ngả màu còn nhẹ ta có thể sử dụng các loại sơn chống thấm, có đặc tính khô nhanh trong một vài giờ đồng hồ.
- Trường hợp trần nhà bị thấm dột ở mức độ nghiêm trọng hơn, bạn cần phải khắc phục bằng cách đập bỏ lớp trần bị thấm, sau đó phủ lên lớp sợi thủy tình và keo chống thấm, rồi quét lại như ban đầu.
- Nếu dột từ trên mái, có thể tram bít vết nứt trên máng xối,..bằng hỗn hợp xi măng , cát và chất chống thấm độ dày 1cm, chắc chắn rằng không có chỗ nào dò rỉ nước vào đỉnh mái.
- Khi việc trạm bít không còn hiệu quả, một cách khác là sử dụng những tấm tôn mỏng để che nước cho vết nứt.
- Thay thế những máng xối cạn bằng máng xối sâu hơn, hoặc đục them lỗ thoát nước để tránh trường hợp nước tràn lên mái.
- Sử dụng cách be mặt mái bằng cốp pha kín, đổ xi măng và vữa để chúng qua các khe rỗng, ngấm vào bề mặt bê tông, khi ngưng kết bê tông sẽ liên lại bằng việc tram những khe rỗng này,xử lí lại bằng vữa xi măng tinh trộn phụ gia chống thấm.
Một số vật liệu chống thấm thường dùng:
- Sử dụng loại sơn nhũ tương, có thể chống thấm nước có lẫn clo và sunfat
- Nhựa chống thấm Eniroof dung để tạo một lớp phủ chống thấm nước.
- Lớp phủ chống nước Acrytic, là một hợp chất một thành phần polymer và các phụ gia đặc biệt, có đặc tính liên kết tốt, chống thấm cho sân thượng, mái, ban công,..
Bên trên là một vài giải pháp gợi ý cho các bạn khi gặp phải trường hợp trần nhà bị thấm dột. Nếu trong những trường hợp mà bạn không thể tự khắc phục được hay là muốn việc chống thấm an toàn và hiệu quả hơn thì nên nhờ đến các đơn vị chống thấm chuyên nghiệp để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
Việt Hưng – đơn vị chống thấm hàng đầu chuyên cung cấp các giải pháp, dịch vụ chống thấm trần nhà, chống thấm dột, chống thấm nhà vệ sinh, chống thấm tầng hầm… Vơi kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực chống thấm chúng tôi tự tin rằng sẽ đem đến cho bạn một dịch vụ tốt và chất lượng nhất.
Xem thêm: