Chống thấm dột mùa mưa đâu là giải pháp tốt nhất?

Vào mùa mưa, việc chống thấm dột cho các công trình xây dựng hay nhà ở là việc vô cùng quan trọng và cần thiết để tránh phải các tác động xấu từ môi trường. Thấm, dột đã trở thành nỗi ám ảnh của tất cả các công trình xây dựng, nó làm cho ngôi nhà bị mất mỹ quan, gây tác động xấu đến kết cấu công trình, gây ra mùi ẩm, mốc… Do vậy, khi vào mùa mưa chúng ta cần có những giải pháp hiệu quả để bảo vệ cho công trình, nhà ở của mình tránh khỏi tình trạng thấm, dột.

chong-tham-dot-mua-mua-vh-1024x768

Nguyên nhân gây thấm, dột mùa mưa:

Theo nhận định của các chuyên gia chống thầm thì tình trạng nhà thấm, dột rất phổ biến ở nước ta. Nguyên nhân thường gặp là do thi công “đốt” tiến độ, không đảm bảo nguyên tắc chống thấm và do lựa chọn vật liệu không phù hợp. Điển hình như một số công trình khi thi công tường không được tô hồ bề mặt, không tô kỹ mạch hồ giữa các viên gạch. Phần lớn các ngôi nhà ở nước ta đều được xây biệt lập, khoảng cách giữa hai nhà rất hẹp nên mặt ngoài của bức tường giáp nhà bên cạnh thường bị bỏ qua không tô hồ. Kẽ hở này chính là nơi nước ngấm vào tường gây rộp, bong tróc sơn.

Đối với tình trạng ngôi nhà bị dột, nguyên nhân chính là do nước vào từ nhũng nơi giáp mí tôn, lỗ đinh của tôn, những nơi mái tôn giáp mí với những nhà bên cạnh, hoặc ở vị trí gắn quạt hút gió. Cũng có những trường hợp tuy nhà không bị nứt nhưng mỗi khi trời mưa vẫn thấy nước rơi từ trên trần nhà xuống. Nguyên nhân ở đây là do trong quá trình thi công đã không tính kỹ độ dốc của trần khiến trần bị đọng nước. Có những công trình được chủ nhân đầu tư các vật liệu chống thấm, dột ngay từ quá trình thi công nhưng cũng không tránh khỏi bị thấm, dột là do dùng không đúng cách và chọn không đúng loại vật liệu.

Một số giải pháp chống thấm dột mùa mưa:

  • Trám bít các vết nứt trên máng xối, ô văng, sân thượng bằng hỗn hợp vữa gồm xi măng, cát và chất chống thấm, độ dày tối thiểu 1cm, hay sử dụng cao su lỏng hoặc sơn xi-măng để chống thấm hiệu quả.
  • Nếu trần chỉ mới bị ố vàng thì có thể dùng các loại sơn chống thấm có đặc tính khô nhanh.
  • Các vết nứt nằm giữa đỉnh tường và mái có thể tạm thời dùng những tấm nhôm mỏng cố định bằng tắc-kê, cách tường từ 1 – 2 cm để che nước cho các vết nứt.
  • Nếu dột do lỗ đinh thì cần kiểm tra độ võng của xà gồ (đòn tay), đóng nẹp cố định cho xà gồ khỏi biến dạng trước khi trám, bít lỗ dột.
  • Kiểm tra và làm sạch các khe giao nhau giữa hai mái, thay những tấm tôn, ngói đã bị hư hỏng.
  • Kiểm tra các ống thoát nước để ngăn không cho nước thoát thẳng vào đỉnh, mặt tường hoặc các chỗ nối giữa mái, tường và cửa sổ.
  • Nếu lòng máng xối quá cạn, không thoát kịp nước khi mưa lớn thì phải thay mới máng xối có lòng sâu hoặc đục thêm lỗ thoát nước dưới vị trí bị tràn.
  • Chống thấm mái, sân thượng với mục đích sử dụng lâu dài nhiều năm tốt nhất sử dụng màng khò nóng chống thấm dày 3mm, dán vén lên chân tường 15-20 cm. Những vị trí của hộp kỹ thuật, ống thoát sàn có thể cán lớp vữa chống thấm hai thành phần. Hoàn thiện lại mặt bằng bằng vữa trát chống thấm.
  • Chống thấm giáp lai: Sử dụng màng chống thấm dán vén hai tường nhà, rồi hoàn thiện bằng vữa chống thấm đàn hồi không rạn nứt.

Công ty chống thấm Việt Hưng
Hotline: 0904 880222 – 0904.457.986
Điện thoại: 04 37558022 – 04 37420238
Địa chỉ: Văn phòng 18F Cao Bá Quát

Xem thêm:

>> Chống thấm mùa mưa như nào cho hiệu quả?

>> Dịch vụ chống thấm dột tại Hà Nội

Tag: chong tham nguoc, chong tham nha ve sinh

Updated: May 5, 2017 — 8:44 am

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chống thấm dột © 2017 Frontier Theme