Chống thấm nhà vệ sinh bằng dung dịch Water Seal

Dưới đây là quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng dung dịch Water Seal kết hợp với màng gốc xi măng hai thành phần đang được sử dụng ở rất nhiều công trình xây dựng hiện nay.

quy-trinh-chong-tham-nha-ve-sinh-300x225

Ưu điểm của phương pháp này:

  • Đây là một trong những phương pháp chống thấm nhà vệ sinh được các chuyên gia đánh giá là tốt nhất hiện nay.
  • Lớp “Siêu chống thấm” được tạo ra từ sự kết hợp của 2 dung dịch là Water Seal và màng gốc xi măng Master Seal 540 có tính bền vững cao, bám dính, co giãn đàn hồi tốt và đồng nhất cùng một khồi bê tông.
  • Toàn bộ các vị trí hộp kỹ thuật, cổ ống thoát nước sàn, chân tường, sàn bê tông vệ sinh được trải lên lớp vật liệu màng gốc xi măng Master Seal 540 co giãn đàn hồi cao chịu được các vết nứt của sàn bê tông từ 0,3 – 0,5 mm.
  • Có khả năng chịu được các tác động cơ học mà không hề làm ảnh hưởng tới lớp chống thấm.
  • Với khả năng thẩm thấu tốt dung dịch Water Seal cùng với lớp màng chống thấm trám bít các vết rạn nứt chân chim của sàn.
  • Lớp chống thấm đồng nhất với bê tông (cùng gốc xi măng) nên không bị tách lớp.
  • Tạo ra lớp chống thấm phủ lên toàn bộ bề mặt lớp kín, bề mặt liên tục, không gián đoạn.
  • So với phương án chỉ sử dụng các vật liệu chống thấm 2 thành phần quét thông thường thì độ bền chỉ có thể từ 4 – 5 năm, còn phương pháp này độ bền có thể đảm bảo lên tới 20 – 30 năm.

Nhược điểm:

Do phương pháp này kết hợp nhiều kỹ thuật chống thấm khác nhau với nhiều công đoạn nhỏ để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất nên thời gian thi công lâu hơn các phương pháp khác  (thường là gấp 2, 3 lần).

Quy trình chống thấm

1. Vật liệu sử dụng:

  • Dung dịch chống thấm tinh thể Water Seal (Everbuilding- Anh Quốc )
  • Màng đàn hồi xi măng polymer hai thành phần Master Seal 540 (Basf – Đức).
  • Lưới thủy tinh gia cố Fiber Glass, co giãn, đàn hồi tốt, chống nứt cực kỳ hiệu quả.
  • Gioăng thủy trương nở.
  • Vữa rót tự san Sika Grout không co ngót, sử dụng để đổ cổ ống.
  • Keo dán lưới SBR

2. Quy trình thi công:

* Chuẩn bị bề mặt thi công

– Chuẩn bị bề mặt tốt là rất quan trọng để đạt được chất lượng tối ưu.

– Loại bỏ sạch bụi bẩn, vữa thừa, tạp chất trên bề mặt, băm chặt các vữa thừa bằng búa rìu sắt. Dùng máy mài lắp chổi sắt vào đánh sạch bề mặt, tạo ma sát bề mặt.

– Sử dụng máy thổi bụi thổi sạch bụi và các tạp chất.

– Các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.

– Đối với các vết nứt lớn phải được trám lại bằng vữa sửa chữa có phụ gia.

– Bảo hào ẩm bề mặt bằng nước sạch trước khi ứng dụng các lớp chống thấm.

* Có 8 bước chống thấm như sau:

Bước 1: Chống thấm cổ ống thoát nước sàn: sử dụng máy mục đục cổ ống cách ống 2 – 3 cm, đục tỉa nhẹ theo hình chữ V, thổi sạch bụi bẩn và vệ sinh sạch sẽ cổ ống. Chèn kín cổ ống để đổ vữa không bị chảy, sau đó quấn quanh cổ ống băng keo trương nở (gioăng trương nở). Sau khi quấn gioăng trương nở, chúng ta trộn vữa rót không co ngót Sika Grout và tiến hành đổ vữa vào cổ ống thoát sàn đã được chèn kín.

Bước 2: Trát bo dốc chân tường bao và sàn bê tông sân thượng bằng vữa xi măng + cát vàng + Phụ gia SBR theo tỷ lệ 1:1.

Bước 3: Tiến hành đo đạc và cắt lưới Fiber Glass (lưới sợi thủy tinh) dán lên các vị trí chân tường, góc cạnh của sàn và tường, chân hộp kỹ thuật, cổ ống xuyên sàn. Đợi lớp lưới Fiber Glass đã được cố định trên lớp keo dán (khoảng 2-3 giờ)

Bước 4: Trộn Master Seal 540 bằng máy khoan tay loại mạnh tốc độ chậm (600v/p) gắn với lưỡi trộn thích hợp. Cho khoảng thành phần A (lỏng) vào trong 1 thùng sạch, sạch. Cho máy trộn chạy và cho thành phần B (bột) vào từ từ. Trộn trong khoảng 3 phút cho đến khi có được hỗn hợp đồng nhất, sau đó đổ thêm Water Seal vào theo tỷ lệ hỗn hợp A,B : Water Seal là 36:4. Tức là 1 bộ Master Seal 540 thì đổ 4 lít Water Seal vào trộn cùng để quét.

Bước 5: Thi công 02 lớp vữa hỗn hợp Water Seal + Master Seal 540 vừa trộn bằng chổi quét lên trên toàn bộ bề mặt sàn bê tông, chân tường, hộp kỹ thuật đã được dải lưới. Quét sao cho lớp sau vuông góc với lớp trước để tránh lỗ mọt bọt khí, thời gian quét lớp thứ 2 cách lớp thứ nhất từ 2-3 giờ đồng hồ. Thi công với định mức 2 Kg/ m2/ 2 lớp cho độ dày màng là 1mm.

Bước 6: Sự khô chậm của màng Master Seal 540 đảm bảo sự bảo dưỡng đồng nhất và tính năng chống thấm cao. Phun sương tạo ẩm sau 2-3 tiếng cho lớp màng chống thấm.

Bước 7: Sau khi lớp vữa chống thấm Master Seal trên cùng khô se bề mặt (thường từ 3- 4giờ) ta đổ Water Seal vào bình phun sau đó phun lên toàn bộ sàn mái, sân thượng và các vị trí chân tường. Phun 02 lượt mỗi lượt cách nhau chừng 5- 10 phút. Mục đích để đảm bảo Water Seal thấm sâu nhất vào lớp vữa chống thấm đàn hồi và bê tông, tạo ra một lớp “Siêu chống thấm bền vững”. Thi công với định mức 1 lít Water Seal/ 5m2/ phun 2 lớp.

Bước 8: Sau 24 giờ thi công lớp chống thấm cuối cùng hòan thành, các lớp chống thấm khô ta tiến hành ngâm thử nước trong vòng 24h rồi tiến hành nghiệm thu.

Chú ý: Sau khi lớp nghiệm thu xong nên cán ngay một lớp vữa có trộn Sika Latex để bảo vệ lớp chống thấm đồng thời đánh tạo dốc bề mặt sàn.

Xem thêm:

>> Các phương pháp chống thấm nhà vệ sinh

>> Những lưu ý khi sử dụng sơn chống thấm cho ngôi nhà của bạn

Tag: chong tham be nuoc ngam, chong tham nguoc

Updated: May 5, 2017 — 7:53 am

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chống thấm dột © 2017 Frontier Theme