Khu vực vệ sinh, nhà tắm là nơi nhiều góc cạnh và cũng là điểm tập trung nhiều đường ống, vòi xả nước nên rất dễ xảy ra tình trạng thấm dột nếu không có biện pháp phòng chống cẩn thận.
Nguyên nhân gây ra tình trạng thấm trong nhà vệ sinh:
- Do không thực hiện chống thấm ngay từ đầu trong quá trình thi công xây dựng.
- Do thi công ẩu: quét lớp mỏng, không chú ý hoặc không làm các lớp bo, gia cường tại các cổ ống và các chi tiết góc cạnh, đâm xuyên khác.
- Sử dụng vật liệu không đảm bảo chất lượng, không bền trước các ảnh hưởng của nước, không có khả năng bám dính tốt trên các loại vật liệu.
Những điều cần lưu ý khi lựa chọn vật liệu chống thấm cho nhà vệ sinh:
- Có khả năng bám dính tốt trên nhiều loại vật liệu như: bê tông, vữa xây, nhựa đường, sắt thép, gỗ và các bề mặt đá hoặc đất nung.
- Với chống thấm dạng lỏng hoặc keo cần dẻo dai và đàn hồi sau khi khô.
- Chịu được áp lực nước thủy tĩnh.
- Có thể thi công trên bề mặt ẩm ướt.
- Trám bít tốt các vết nứt nhở.
- Có khả năng kháng axit, kháng kiềm, trơ với các phản ứng hóa học.
- Đặc biệt : vật liệu không gây độc, tuổi thọ lâu bền.
Kiểm tra phòng chống thấm dột cho nhà vệ sinh:
- Kiểm tra cống thoát nước: Nếu miệng cống bị tắc nghẽn sẽ làm cho dòng nước không thoát hết hoàn toàn, chính điều này tạo điều kiện cho nước thấm vào các mao mạch của nền nhà vệ sinh và sẽ tạo đà cho sự phát triển của rong rêu.
- Mặt sàn nhà vệ sinh: kiểm tra xem các khe gạch có được kín không, và độ dốc của nền nhà vệ sinh có đủ để cho nước thoát nhanh hay không? Nều trong quá trình thi công nhà vệ sinh ẩu dẫn đến tình trạng gạch bị bong, vỡ thì bạn nên khắc phục và xử lý ngay tránh để lâu ngày.
- Kiểm tra lại các đường ống nước: tất cả các vị trí như bồn nước, các điểm giao giữa các đường ống. Bởi vì nước sẽ rất có thể bị thấm từ các vị trì này khi bị rò rỉ ra tường nhà vệ sinh và lan rộng nên bạn cần phải kiểm tra thường xuyên và có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Xem thêm: